By Admin

  • February 08, 2023
  • New title blog recomm....

Làm chủ chiến dịch review marketing giúp nhà hàng đột phá doanh thu

Trong ngành F&B, không có review đồng nghĩa với độ uy tín bằng 0. Vậy triển khai review marketing thế nào cho hiệu quả, chọn kênh nào cho phù hợp? Những kiến thức sau đây sẽ giúp bạn làm chủ chiến dịch review, mang lại doanh thu đột phá cho nhà hàng. 


1. Tầm quan trọng của review marketing trong kinh doanh F&B 

Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào cũng muốn hưởng lợi từ marketing truyền miệng bởi đó là “vũ khí” quyền lực nhất để chinh phục lòng tin khách hàng. Về bản chất, review marketing có thể được coi là sự truyền miệng trên nền tảng kỹ thuật số. Để hiểu được vai trò của review marketing, bạn nhất định phải biết những thống kê quan trọng sau: 

  • - 91% khách hàng thích đọc bài review về ăn uống 
  • - 79% khách hàng tin tưởng các blogger ẩm thực 
  • - 86% thế hệ trẻ sử dụng Youtube để xem nội dung về ẩm thực 

Tuy không còn xa lạ nhưng review marketing lại có vai trò quan trọng như một lời chứng thực, giúp các thương hiệu F&B xây dựng hình ảnh, uy tín và thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Điều này là vô cùng dễ hiểu bởi những điều do người thứ 3 nói về mình luôn có sức nặng hơn so với thương hiệu tự nói về mình. 

>>> LIÊN HỆ NGAY để được tư vấn Giải pháp marketing tổng thể bởi chuyên gia tại RedOne Agency! 


2. Các yếu tố tạo nên một chiến dịch review marketing

2.1 Review 

 

Có nhiều cách thức để phân loại review. Tuy nhiên ở góc độ kinh doanh, bạn có thể chia thành 2 loại, bao gồm review tự nhiên và review trả phí. 
 
Đúng như cách gọi của nó, review tự nhiên xuất phát từ những khách hàng thực tế đã dùng thử đồ ăn tại nhà hàng của bạn. Trong khi đó, review trả phí được đánh đổi bằng một khoản chi phí để người khác review cho nhà hàng của bạn, có thể là người bình thường, người có tầm ảnh hưởng hay thậm chí là người dùng ảo. 

Trước bối cảnh cung lớn hơn cầu trong ngành F&B thì chất lượng món ăn không còn là yếu tố duy nhất mà khách hàng quan tâm. Thay vào đó, các nhà hàng muốn nhận được nhiều review tích cực cần chú ý đến trải nghiệm toàn diện của khách hàng, bao gồm những khía cạnh sau: 

  • - Độ tươi của sản phẩm, hương vị, chất lượng món ăn, cách trình bày món ăn 
  • - Mức độ vệ sinh của nhà hàng 
  • - Không gian, concept decor của nhà hàng 
  • - Phong cách phục vụ, thái độ của nhân viên 
  • - Giá cả so với trải nghiệm khách hàng nhận được 

 

2.2 Người ảnh hưởng 

 

Người có sức ảnh hưởng (Influencer) là những người có tiếng nói trong một lĩnh vực nhất định, do đó những gì lời nói của họ trên mạng xã hội thường có sức nặng và khả năng tiếp cận tốt hơn những người bình thường. Một bài review của họ có thể tác động đến hành vi tiêu dùng gấp nhiều lần so với việc quảng cáo đơn thuần. Bởi vậy, rất nhiều nhà hàng không ngại “bắt tay” các influencer để triển khai chiến dịch review marketing của họ. Về cơ bản, chúng ta có thể phân loại Influencer theo các mức cấp độ như sau:

Mega Influencers – Những người có mức độ ảnh hưởng lớn (> 1.000.000 người theo dõi) 

Đây là nhóm người có sức ảnh hưởng vô cùng lớn trên mạng xã hội, có hình ảnh chuyên nghiệp, khả năng tiếp cận (Reach) và tương tác (Engagement) cao. Các cá nhân thuộc nhóm này thường là những “celeb” nổi tiếng. “Chân dung” của họ thường không hướng đến một lĩnh vực cụ thể nên điểm hạn chế là mức độ cộng hưởng thấp đối với ngành kinh doanh, ít có khả năng tác động đến quyết định mua hàng.

Macro Influencers – Những người có ảnh hưởng vĩ mô (> 100.000 người theo dõi)

Nhóm này có số lượng người theo dõi trên mạng xã hội và có phạm vi tiếp cận khá lớn. Họ có độ tiếp cận thấp hơn nhóm Mega nhưng chỉ số liên quan và cộng hưởng với từng ngành cao. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời để tạo hiệu ứng khi xây dựng thương hiệu hoặc nâng cao vị thế sản phẩm. VD: Ninh Tito, Bà chúa review, Bà chúa vỉa hè, Em Ly Review,...

Micro Influencers – Những người có ảnh hưởng vĩ mô (10.000 – 100.000 người theo dõi)

Nhóm này có độ tiếp cận không quá cao nhưng lại có độ liên quan và cộng hưởng tương đối cao. Họ cũng là nhóm có khả năng tương tác gần gũi và độ tin cậy cao nhất với nhóm người theo dõi của mình, làm tăng khả năng tin tưởng cho các bài đánh giá. 

Nano Influencers – Những người có ảnh hưởng địa phương (<10.000 người theo dõi)

Đây là nhóm có độ tiếp cận thấp nhất nhưng họ có mức độ tương tác tốt đối với người theo dõi. Cũng như nhóm Micro Influencers, Nano Influencers có khả năng tác động mạnh đến hành vi của follower. 

 

2.3 Nền tảng đánh giá

 

Trên thực tế, việc đánh giá, review có thể được thực hiện qua 4 nhóm kênh: 

  • - Kênh bán hàng trực tiếp: ShopeeFood, Gojek, Beamin,...
  • - Kênh review chuyên biệt của bên thứ 3: Riviu, Foody,...
  • - Cộng đồng, hội nhóm trên mạng xã hội 
  • - Trang cá nhân, tài khoản cá nhân của reviewer 

Kênh bán hàng trực tiếp trong lĩnh vực F&B có thể hiểu là những nền tảng chỉ cho phép khách hàng để lại đánh giá sau khi đã đặt đồ ăn trên nền tảng đó. Trong khi đó, các nền tảng review như Foody hay Riviu lại cho phép bất kỳ ai để lại đánh giá, bao gồm cả những người chưa trải nghiệm. 

Việc lựa chọn kênh/nền tảng cho chiến dịch review marketing phụ thuộc vào sự thấu hiểu về thói quen, hành vi khách hàng và nguồn lực của thương hiệu. Cho dù bạn chọn kênh nào cũng đừng quên chăm sóc cho Google Map bằng cách kêu gọi thật nhiều đánh giá từ khách hàng và người quen. 

 

2.4 Số lượng review 

 

Ngoài các yếu tố trên, số lượng review cũng rất quan trọng. Một nhà hàng được đánh giá 5 sao nhưng chỉ có vài review cũng khó mà tác động đến tâm lý khách hàng. Với những nền tảng quan trọng tác động lớn đến doanh thu như ShopeeFood, Baemin,...nên có khoảng hàng chục thậm chí hàng trăm review và rating trung bình tốt nhất từ 4.5 trở lên. Không có một con số cụ thể nào, miễn là nhà hàng của bạn phải nổi bật hơn đối thủ. Đối với review trả phí, bạn cũng nên có sự tính toán về số lượng để có thể tạo hiệu ứng đủ mạnh trong cùng một thời điểm.  

Có thể nói, review marketing là không thể thiếu trong hoạt động marketing online của mỗi nhà hàng. Thay vì chờ đợi review từ khách hàng một cách thụ động, hãy xác định những mục tiêu bạn cần đạt được và cách thức để thực hiện chúng. Bên cạnh đó, chủ nhà hàng cần không ngừng nâng cao “sản phẩm” để thu hút nhiều đánh giá cao từ khách hàng đã trải nghiệm. 

>>> Mở nhà hàng ít vốn, chi bao nhiêu cho marketing để vẫn có lãi? TÌM HIỂU NGAY