By Admin

  • February 11, 2023
  • New title blog recomm....

Inbound Marketing & Outbound Marketing: Đâu là lối đi cho doanh nghiệp?

Không chỉ dừng lại ở lý thuyết, việc thấu hiểu Inbound Marketing và Outbound Marketing giúp doanh nghiệp ứng dụng rất nhiều vào thực tế để lựa chọn phương thức marketing phù hợp với sản phẩm và khách hàng mục tiêu. 

Vậy Inbound marketing và Outbound marketing là gì? Doanh nghiệp nên ứng dụng như thế nào? Tất cả sẽ được RedOne tiết lộ trong bài viết sau đây! 

Inbound Marketing là gì? 

Inbound Marketing là phương thức thu hút khách hàng tiềm năng bằng cách mang đến những nội dung hữu ích, có giá trị, thỏa mãn đúng nhu cầu, đúng thời điểm họ cần. Khi khách hàng thực sự bị thuyết phục và cảm thấy muốn mua hàng, họ sẽ tự tìm đến thương hiệu. 

Một số ví dụ tiêu biểu của inbound marketing có thể kể đến bao gồm xây dựng nội dung trên blog hay mạng xã hội của thương hiệu, SEO, event, workshop,.... 

Vậy bản chất của Inbound Marketing là gì? 
Bản chất của Inbound Marketing là lấy nội dung làm trọng tâm để giải quyết mọi thắc mắc, băn khoăn của khách hàng, giúp họ tháo gỡ những rào cản khi đưa ra quyết định mua hàng. Đối với sản phẩm càng có giá trị cao và rủi ro cao thì vai trò của inbound marketing càng quan trọng như sản phẩm công nghệ, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm,...

Những lợi ích của Inbound Marketing đối với doanh nghiệp: 

  • - Tiếp cận đúng khách hàng tiềm năng với chi phí bỏ ra thấp nhất 
  • - Tạo lòng tin cho khách hàng, tác động đến quyết định mua hàng
  • - Khả năng tiếp cận khách hàng đa điểm chạm, bất cứ khi nào khách hàng cần thông tin 
  • - Xây dựng niềm tin về thương hiệu một cách lâu dài và bền vững 
  • - Mang lại trải nghiệm thoải mái cho khách hàng

Tuy vậy, cho dù content của bạn chứa nhiều nội dung hữu ích đến đâu, nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi được nhiều người biết đến. Do vậy rất cần có sự can thiệp của Outbound marketing. 

Outbound Marketing là gì? 

Trái với Inbound Marketing, Outbound Marketing chỉ những nỗ lực nhằm chủ động tiếp cận với khách hàng, cố gắng thuyết phục và thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng. Hàng ngày, mỗi chúng ta đều gặp rất nhiều nội dung outbound marketing thông qua quảng cáo truyền hình, quảng cáo trên mạng xã hội, màn led quảng cáo ngoài trời, tin nhắn quảng cáo,... 

Có thể ví Outbound Marketing như một chiếc loa có khả năng lan tỏa tiếng nói của thương hiệu tới đông đảo khách hàng một cách nhanh chóng nhờ các kênh trả phí. Đó có thể là những nội dung khách hàng chưa thực sự quan tâm. 

Tuy là phương thức “tiếp thị gián đoạn”, Outbound Marketing lại có những ưu điểm không thể chối cãi: 

  • - Dễ dàng tiếp thị đến nhiều khách hàng mục tiêu 
  • - Kết quả chiến dịch có thể được dự đoán và đo lường dễ dàng 
  • - Doanh nghiệp có thể kiểm soát chiến dịch một cách chặt chẽ
  • - Hỗ trợ việc xây dựng và lan tỏa thương hiệu trên diện rộng 

Có nên kết hợp cả Inbound Marketing và Outbound Marketing?

Bên cạnh những điểm mạnh rõ rệt, mỗi trường phái đều tồn tại những điểm yếu có thể bù trừ lẫn nhau và chúng đều phục vụ những mục tiêu riêng. Vì vậy, tùy vào mục tiêu trong từng thời điểm mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể kết hợp cả 2 trong cùng một chiến dịch hoặc chỉ triển khai 1 trong 2. 

Với những sản phẩm cao cấp, đặc thù, có giá trị cao hoặc liên quan đến sức khỏe, làm đẹp, sự an toàn như dịch vụ thẩm mỹ công nghệ cao, dược mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm chức năng… thì chỉ outbound marketing thôi sẽ không đủ sức thuyết phục, bạn nên kết hợp cả 2. 

Một số lĩnh vực kinh doanh khác tuy sản phẩm có giá trị không cao nhưng cần cập nhật nội dung thường xuyên trên kênh truyền thông sở hữu và kết hợp cả Inbound Marketing lẫn Outbound Marketing bao gồm: 

  • - Ngành bán lẻ với số lượng mẫu mã lớn: thời trang và phụ kiện, chăn ga gối đệm, nội thất,... 
  • - Ngành F&B (thực phẩm & đồ uống) 

Bên cạnh đó, với những mặt hàng có vòng đời ngắn và giá trị không cao như hàng tiêu dùng nhanh (bột giặt, kem đánh răng, nước rửa chén,...) thì có lẽ bạn không cần dành nhiều công sức cho inbound marketing như các sản phẩm khác. 

04 ý tưởng phối hợp Inbound Marketing và Outbound Marketing 

Trên thực tế, có rất nhiều cách để đan xen, phối hợp giữa Inbound marketing và Outbound marketing, dưới đây là một vài ví dụ phổ biến nhất: 

  1. Sử dụng danh sách email do khách hàng chủ động subscribe trên trang website của bạn (inbound) cho các chiến dịch email marketing (outbound) nhằm nuôi dưỡng khách hàng. 
  2. Khai thác data từ những khách hàng tiềm năng đã tham gia event do doanh nghiệp tổ chức (inbound) để sử dụng cho hoạt động outbound như Email marketing, SMS marketing, Telesales,...
  3. Sử dụng các chiến dịch email marketing (outbound) để kéo traffic về những bài blog (inbound) của bạn để cung cấp những thông tin mà khách hàng quan tâm. 
  4. Sử dụng quảng cáo retargeting (outbound) để tiếp cận lại các khách hàng đã tự tìm đến website của bạn nhưng chưa mua hàng. Trong trường hợp này, hành vi truy cập của khách hàng có thể là organic traffic có được nhờ hoạt động SEO (inbound). 

Lời kết 

Giữa Inbound marketing và Outbound marketing, không có phương án nào là hoàn hảo cho doanh nghiệp. Việc lựa chọn phương thức nào, kết hợp ra sao hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu trong từng thời điểm mà thôi!